Giải mã sức hút của Vỏ quýt trần bì Tân Hội

 

Giải mã sức hút của Vỏ quýt trần bì Tân Hội

“Vỏ quýt trăm năm giá trị như vàng”. Đây không chỉ là câu nói đơn thuần mà thực tế, vỏ quýt trần bì Tân Hội được coi là dược liệu quý với nhiều công dụng tuyệt vời từ xa xưa và cho đến nay thì nó đã được biết đến khắp nơi trên thế giới.

Vỏ quýt trần bì giá trị như thế nào?

Vỏ quýt để càng lâu thì giá trị càng cao. Giá vỏ quýt Tân Hội lâu năm (tính hàng chục năm) ở Trung Quốc thậm chí lên đến hàng chục ngàn tệ/cân. Trong ghi chép về dược liệu thời nhà Minh có viết: “Vỏ quýt dày, màu vàng, bên trong màng màu trắng, vị cay nồng, ngọt ngào. Trái quýt được hái ở Quảng Đông là ngon nhất”. Từ Quảng Đông này là ám chỉ vùng Tân Hội thuộc Quảng Đông ngày nay. Vỏ quýt Tân Hội có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi, được các bác sỹ y học cổ truyền đánh giá cao.


Vỏ quýt trần bì Tân Hội lâu năm
 
Cuốn “Bản thảo Cương mục” (cuốn từ điển bách khoa y học từ thời Minh được coi là hoàn chỉnh nhất trong lịch sử Đông y) có viết: “Vỏ cam – tốt nhất là ở Tân Hội, có hương vị dễ chịu khi để lâu từ 3 năm. Nó có vị đắng nhưng lại ấm áp và êm dịu”. Vỏ quýt từ 3 năm trở lên sẽ phát huy tác dụng chữa bệnh tốt hơn. Thế nên người Quảng Đông khi nấu ăn rất thích cho thêm vỏ quýt vào các món canh, súp hầm. Nó không chỉ tạo ra hương vị độc đáo mà còn có các tác dụng chữa bệnh như thông khí, ấm phổi, giảm đờm.

Tân Hội là vùng sản xuất vỏ quýt lâu đời nhất, có từ thời nhà Tống. Vỏ quýt được coi là “cống phẩm” đưa về Bắc Kinh cống nạp cho triều đình hàng năm, phục vụ sức khỏe cho hoàng đế, các phi tần trong hậu cung.

Vậy Tân Hội có gì đặc biệt để trở thành vùng sản xuất vỏ quýt bậc nhất?

Tân Hội nằm ở giao điểm giữa sông Tân Giang và Tây Giang. Trước mùa lũ từ tháng 12 đến tháng 3, 4 năm sau, lượng nước chảy của 2 sông này giảm, nước biển xâm lấn tạo thành thủy triều mặn vào mỗi mùa đông. Nguồn tài nguyên nước ngọt hữu cơ phong phú từ sông Tây Giang và Tân Giang cộng với nước biển chứa nhiều clorua, muối magie, kali và các nguyên tố khoáng khác đã trở thành loại nước đặc biệt với nhiều thành phần khoáng chất và vi sinh vật phong phú.


Phơi quýt ở Tân Hội - Quảng Đông

Khí hậu nơi đây thuộc loại “cận nhiệt đới gió mùa cận biển” điển hình, nắng mưa dồi dào, ít sương giá, dễ chịu. Có thể nói được thiên nhiên ưu đãi ban tặng. Chính môi trường địa lý khí hậu độc đáo đã quyết định đến sự phát triển của các giống cây có múi, điển hình là quýt. Từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm là mùa thu hoạch bận rộn nhất trong năm tại Tân Hội. Hãy cùng Tôi Yêu Trà tìm hiểu quy trình làm ra sản phẩm độc đáo quý giá này nhé!

Quy trình sản xuất Vỏ quýt trần bì Tân Hội

Vỏ quýt Tân Hội được chế biến thông qua nghiên cứu nghiêm ngặt, cho giá trị y học cao và được sử dụng rộng rãi. Nó còn là nguyên liệu thô sản xuất hơn 50 loại thuộc được cấp bằng sáng chế tại Trung Quốc. Năm 2016, vỏ quýt trở thành dược liệu cổ truyền Trung Quốc đầu tiên được pháp luật bảo vệ tại tỉnh Quảng Đông.


Người dân Tân Hội thu hoạch quýt

Thời điêm thu hoạch

Chia làm 3 đợt: Từ đầu mùa thu đến khi sương lạnh (tháng 9-10), Sương lạnh đến tuyết nhẹ (tháng 11), tuyết nhẹ đến tuyết lạnh (tháng 12)
Thu hoạch quýt Tân Hội
Thời kỳ quýt xanh: Thu hoạch từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 10. Quả non, vỏ màu xanh, vỏ quả chắc, mùi thơm nồng, hăng, có tác dụng chữa bệnh tốt, thường được dùng làm thuốc. (Trẻ em và phụ nữ có thai nên lưu ý khi sử dụng)
Thời kỳ quýt vàng: Thu hoạch vào tháng 11, quả vừa chín tới, có vỏ màu xanh lục và một ít màu vàng cam, mùi thơm nồng. Vỏ quả nứt nhẹ ở giữa, hàm lượng đường thấp, ít bị ẩm, dễ chín hơn nên cần bảo quản kịp thời bằng cách lột vỏ, phơi khô. Thường dùng làm pha trà hoặc gia vị nhưng cũng rất tốt để điều trị các bệnh về lá lách và dạ dày hoặc ho đờm, buồn nôn, nấc cụt.
Thời kỳ quýt chín: Thu hoạch đầu tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Quả lúc này chín hoàn toàn, vỏ có màu vàng hoặc đỏ cam, vỏ quả nứt ra. Quả chứa nhiều đường, thơm êm dịu, dễ bị ẩm và khó bảo quản, dùng pha trà hoặc làm gia vị.

Lột vỏ quýt

Bình thường chúng ta có thể bóc quýt theo nhiều cách, miễn là có thể loại bỏ vỏ. Tuy nhiên, vỏ quýt Tân Hội có phương pháp gọt vỏ riêng và độc đáo. Nó được gọi là phương pháp “3 lát cắt hoặc 2 lát cắt”.

Đầu tiên, cắt vỏ cam và bóc cùi theo hình chữ T, phải cẩn thận không được làm gãy vỏ để tránh chảy nước, làm bẩn vỏ (Dùng dao nông, chậm và nhẹ nhàng. Dao di chuyển sâu, đều và nhanh), sau đó để yên trong 4 5 tiếng để mất nước và co lại một cách tự nhiên.

Phơi khô và bảo quản (hay còn gọi là để vỏ quýt lão hóa)

Dùng tay lật mặt vỏ quýt lại, mặt trắng hướng lên trên rồi để nơi khô ráo, phơi khô tự nhiên. Bảo quản là việc đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ và độ ẩm => Đóng gói trong bao bì thoáng như bao tải hoặc túi vải. Vị trí bảo quản phải cao, thông thoáng tự nhiên, khô ráo, cách xa mặt đất, không được sát tường hoặc trần nhà.Phải có phương pháp ngăn chặn nấm mốc, côn trùng và độ ẩm.

Việc bảo quản rất quan trọng và cần phải được thực hiện cẩn thận, nhất là với vỏ quýt mới từ 1-3 năm tuổi phải được phơi khô 2 đến 3 lần trong 1 năm – mỗi năm 1 lần (phơi vào ngày nắng từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm), tiếp tục đưa vào kho bảo quản từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Tùy thuộc vào độ khô và độ ẩm của vỏ quýt.


Lật vỏ và phơi khô

Cách nhận biết vỏ quýt Tân Hội - Quảng Đông và vỏ quýt thông thường

Vỏ quýt Trần bì Tân Hội: hình dáng gọn gàng, độ dày đồng đều (khoảng 1mm), cánh trần bì đẹp, thường được tỉa thành 3 cánh. Các lỗ tinh dầu trên bề mặt thường lớn, khi tiếp xúc với ánh sáng có thể nhìn thấy rõ ràng. Khi thưởng thức, hương vị thơm nồng, êm ái.


Vỏ quýt thông thường: Tỉa nhiều cánh, dày 1-4mm. Mặt ngoài đỏ cam hoặc nâu đỏ, các lỗ tinh dầu lõm. Mặt trong có màu trắng vàng nhạt, độ sần cao. Các bó mạch gân màu trắng hoặc vàng nâu nổi rõ bên trong. Kết cấu cứng, nó mùi thơm nhưng vị cay và đắng nhiều hơn

© Bản quyền thuộc về Tôi Yêu Trà

Địa chỉ: Tòa CT14A1, KĐT. Ciputra, Võ Chí Công, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội.

loading