Vì sao trà quý đắt tiền thường có hương vị nhẹ
Một số người quen uống trà mạn có vị đậm đà và cho đó là trà tốt, còn trà hương vị nhẹ nhàng, cảm nhận ở hậu vị là vô giá trị. Tuy nhiên, đánh giá một loại trà ngon thực sự lại dựa vào sự "đầy đặn" và êm dịu cùng với dư vị ngọt ngào của nước trà, đó mới là giá trị thực sự.
Đánh giá một loại trà ngon thực sự lại dựa vào sự "đầy đặn" và êm dịu
Tại sao trà cao cấp đắt tiền lại có vị "nhẹ"? Hay tại sao trà rẻ tiền lại có vị "đậm" hơn?
Trong bữa thưởng trà, một số người mới uống trà hay thậm chí người lâu năm thường hỏi: “Trà này vị nhẹ thế, sao lại có giá cao như vậy”. Trên thực tế, người sành uống trà thường cảm nhận vị trà quý đắt tiền rất nhẹ, nhưng hương vị kéo dài, hậu vị ngọt ngào và cảm giác hương vị rất đầy đặn. Vì sao trà đắt tiền có hương vị này, còn trà rẻ tiền vị rất mạnh nhưng không thấm sâu?
Chất nước trà
Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ khái niệm “độ đầy đặn” và “độ đậm” của nước trà. “Độ đầy đặn” là cảm giác vị đậm và êm dịu ngay ở ngụm trà đầu tiên do hàm lượng axit amin, đường hòa tan và các chất pectin. “Độ đậm” lại phụ thuộc vào thời gian ủ trà và lượng trà. Hai khái niệm này thường không đi cùng với nhau. Vì thế, trà đậm chưa chắc có thể tạo được cảm giác đầy đặn hương vị khi uống.
Một ví dụ dễ hiểu hơn: nước dùng phở được hầm công phu với rất nhiều loại nguyên liệu tự nhiên thì có vị đầy đặn, êm dịu và thanh thoát. Ngược lại, nước phở nêm nếm bằng các loại gia vị công nghiệp có thể rất đậm vị nhưng tạo cảm giác khó chịu khi ăn.
Nói chung, trà ngon hơn sẽ mang hương vị đầy đủ, êm dịu cùng với dư vị ngọt ngào, thơm miệng.
Loại lá trà
Không thể có món ăn ngon nếu những nguyên liệu không tốt. Trà rẻ tiền có vị đắng và khó chịu trong miệng. Ngược lại, trà đắt tiền có độ đắng thấp hơn nên vị nhạt.
Vị trà được tạo nên từ các chất chính: Polyphenol trong trà, vị chát, caffein, vị đắng, theanine, độ ngọt và độ tươi của trà, những chất tạo hương khác. Trà đắt tiền có hàm lượng theanine cao hơn, nghĩa là độ ngọt, độ tươi và nhẹ nhàng hơn, vị đắng thấp hơn, khiến bạn cảm thấy vị trà nhạt.
Chúng ta cũng có thể đánh giá chất lượng của trà giữa trà mùa xuân và trà mùa hạ, trà búp và trà lá:
- Hàm lượng polyphenol trong trà: trà xuân < trà mùa hạ, búp < lá;
- Hàm lượng caffein: trà mùa xuân < trà mùa hạ, búp < lá;
- Nội dung của theanine: trà mùa xuân > trà mùa hạ, búp > lá.
Ví dụ cụ thể, trà shan tuyết vụ xuân có lợi thế chuyển hóa nitơ trong cây trà, chứa hàm lượng axit amin cao, quyết định hương vị tươi và êm dịu của nó. Nhiều người yêu trà kỳ cựu sẽ cảm thấy rằng trà shan tuyết đắt tiền là loại rất nhẹ, nhưng thực tế hương vị của trà mùa xuân và trà shan thì các mùa trà khác không thể so sánh được.
Trà giá rẻ thì ngược lại: hàm lượng cao của caffeine và polyphenol trong trà dẫn đến vị đắng chát và kích thích vị giác, khiến bạn cảm thấy vị trà mạnh mẽ.
Trà đắt tiền có hàm lượng hương vị phong phú và tốc độ ra phai trà chậm, đó là lý do tại sao trà cao cấp có hương vị nhẹ, nhưng nó rất bền nước.
Trà giá rẻ thì ngược lại: hàm lượng cao của caffeine và polyphenol trong trà dẫn đến vị đắng chát và kích thích vị giác, khiến bạn cảm thấy vị trà mạnh mẽ.
Trà đắt tiền có hàm lượng hương vị phong phú và tốc độ ra phai trà chậm, đó là lý do tại sao trà cao cấp có hương vị nhẹ, nhưng nó rất bền nước.
Tham khảo: Bạch trà shan tuyết Hà Giang, trà rừng sinh trưởng trên độ cao hơn 1000m
Quy trình chế biến trà
Hai yếu tố bên trên chỉ đề cập đến chất lượng trà. Tay nghề của người chế biến trà cũng quyết định vị trà. Mục đích chung của họ là làm cho mọi loại trà ngon hơn.
Thu hái trà shan tuyết 1 tôm (chỉ sử dụng duy nhất búp non trên cùng)
Trà rẻ tiền thường được hái khi trà đã già, cây trồng ở những vùng đất độ cao thấp, hàm lượng chất thấp hơn, môi trường sinh trưởng không tốt. Hương thơm và độ tinh khiết của chính nó không thể át đi vị đắng. Vì thế, người chế biến trà phải tăng mức độ lên men và thời gian sấy trà để tạo vị đậm.
Vị trà đậm đà không thể hiện chất lượng của trà. Điều đặc biệt của trà quý đắt tiền là ở cảm giác tròn đầy và êm dịu khi nhấp một ngụm trà, và hậu vị ngọt ngào trong miệng.