Vỏ Quýt Trần Bì Là Dược Liệu Cổ Truyền Của Người Á Đông, Là Đệ Nhất Trong Tam Bảo Của Quảng Đông, Đồng Thời Là Sản Phẩm Chỉ Dẫn Địa Lý Quốc Gia
Vỏ quýt thường bị bỏ đi sau khi ăn nhưng ít ai biết tác dụng của vỏ quýt phơi khô rồi để lâu năm hay còn gọi là "quýt trần bì" là vô cùng đa năng và là bài thuốc quý trong Đông y.
Mẫu vỏ quýt trần bì lâu năm là đệ nhất trong tam bảo của Quảng Đông và là một trong mười vị thuốc nổi tiếng.
Cây quýt có tên khoa học là Citrus deliosa Tenero thuộc họ Cam (Rutaceae). Được trồng ở đồi, núi thấp, ven sông hồ hoặc vùng đồng bằng. Nhiều bộ phận của cây quýt đều là vị thuốc. Trong đó phải kể đến 2 vị thuốc từ vỏ quả quýt:
- Quýt trần bì: là vỏ quýt chín đã phơi, sấy khô (để càng lâu năm càng tốt).
- Quýt thanh bì: là vỏ quả quýt còn xanh đã phơi sấy khô.
Trong đó vỏ quýt trần bì là vị thuốc thường được dùng nhất, đặc biệt là đối với nam giới nên có câu:
"Nam bất ngoại trần bì / Nữ bất ly hương phụ".
Vỏ quýt trần bì là dược liệu cổ truyền của người Á Đông, là đệ nhất trong tam bảo của Quảng Đông và là một trong mười vị thuốc Quảng Đông, đồng thời là sản phẩm chỉ dẫn địa lý quốc gia. Vỏ quýt trần bì ứng dụng từ lâu đời trong việc sử dụng làm thuốc, và phổ biến nhất trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
Cách dùng phổ biến và đơn giản nhất để sử dụng vỏ quýt trần bì là pha với nước như một loại trà. Xé một miếng vỏ quýt bỏ vào cốc, đổ nước nóng vào để pha và uống. Vỏ quýt trần bì có mùi thơm dịu, một vạt vỏ quýt sau khi ngâm cả ngày hương vị cũng không bị yếu đi.
Theo Đông y, vỏ quả quýt vị cay đắng, tính ôn, vào tỳ, phế, có tác dụng làm ấm dạ dày, kiện tỳ, lý khí, hoá đờm, tiêu tích, chỉ khái, có mùi thơm độc đáo nhờ chứa nhiều tinh dầu, có vị ngọt nhưng dư vị là cay nồng và đắng. Trần bì giòn, dễ bẻ gãy và để càng lâu thì càng tốt.
Cách làm vỏ quýt trần bì rất đơn giản, chỉ cần bóc tách vỏ quýt, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô rồi lưu trữ lại để dành lâu năm pha trà hay làm gia vị.
- Quýt trần bì: là vỏ quýt chín đã phơi, sấy khô (để càng lâu năm càng tốt).
- Quýt thanh bì: là vỏ quả quýt còn xanh đã phơi sấy khô.
Trong đó vỏ quýt trần bì là vị thuốc thường được dùng nhất, đặc biệt là đối với nam giới nên có câu:
"Nam bất ngoại trần bì / Nữ bất ly hương phụ".
Vỏ quýt trần bì là dược liệu cổ truyền của người Á Đông, là đệ nhất trong tam bảo của Quảng Đông và là một trong mười vị thuốc Quảng Đông, đồng thời là sản phẩm chỉ dẫn địa lý quốc gia. Vỏ quýt trần bì ứng dụng từ lâu đời trong việc sử dụng làm thuốc, và phổ biến nhất trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
Cách dùng phổ biến và đơn giản nhất để sử dụng vỏ quýt trần bì là pha với nước như một loại trà. Xé một miếng vỏ quýt bỏ vào cốc, đổ nước nóng vào để pha và uống. Vỏ quýt trần bì có mùi thơm dịu, một vạt vỏ quýt sau khi ngâm cả ngày hương vị cũng không bị yếu đi.
Theo Đông y, vỏ quả quýt vị cay đắng, tính ôn, vào tỳ, phế, có tác dụng làm ấm dạ dày, kiện tỳ, lý khí, hoá đờm, tiêu tích, chỉ khái, có mùi thơm độc đáo nhờ chứa nhiều tinh dầu, có vị ngọt nhưng dư vị là cay nồng và đắng. Trần bì giòn, dễ bẻ gãy và để càng lâu thì càng tốt.
Cách làm vỏ quýt trần bì rất đơn giản, chỉ cần bóc tách vỏ quýt, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô rồi lưu trữ lại để dành lâu năm pha trà hay làm gia vị.
Cách dùng phổ biến và đơn giản nhất để sử dụng vỏ quýt trần bì là pha với nước như một loại trà.
1. Thành phần hóa học của vỏ quýt trần bì
Tinh dầu chiếm 2% và là thành phần chính của trần bì.
Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C.
Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C.
2. Công dụng của vỏ quýt trần bì qua 10 bài thuốc đông y
2.1 Chữa rối loạn tiêu hóa do ăn uống không tiêu
Nguyên liệu: 10g trần bì, 10g thương truật, 10g hậu phác, 10g sinh khương, 6g thảo quả (nướng), 4g cam thảo, đại táo 3 quả.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang, dùng khoảng 5 ngày.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang, dùng khoảng 5 ngày.
2.2 Chữa đầy bụng, khó tiêu
Xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào cốc nước sôi, hãm trong 15 - 20 phút là có thể dùng được.
Nên uống khi nước còn nóng và bỏ vỏ.
Nên uống khi nước còn nóng và bỏ vỏ.
2.3 Chữa viêm họng, ho, viêm phế quản nhẹ
Trần bì 6g, cát cánh 6g, tô diệp 6g, cam thảo 4g, sắc uống trong ngày.
2.4 Giúp ôn vị, chống nôn, dùng khi dạ dày lạnh, nôn ợ hơi
Thang quất bì: Quất bì 12g, gừng tươi 8g. Sắc uống.
2.5 Chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy do tỳ hư
Nguyên liệu: Vỏ quýt sao thơm 12g, vỏ bưởi sao thơm 12g, gừng 3 lát.
Cách làm: Nấu vỏ quýt, vỏ bưởi, gừng với 200ml, sắc lấy 100ml chia 2 lần uống trong ngày và uống lúc nóng.
Cách làm: Nấu vỏ quýt, vỏ bưởi, gừng với 200ml, sắc lấy 100ml chia 2 lần uống trong ngày và uống lúc nóng.
2.6 Chữa ho có đờm (do cảm hàn)
Trần bì 6g, bạch linh 12g, khương bán hạ 6g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát, sắc uống ngày 1 thang.
2.7 Trị viêm phế quản cấp tính
Trần bì 500g, cát cánh 125g, tô diệp 125g, cam thảo 1000g. Nghiền bột mịn, làm hoàn. Uống lúc sáng sớm và tối, mỗi lần 8g.
2.8 Chữa ho đờm vướng trong cổ không ra được
Trần bì 8g, bán hạ 12g, phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống.
2.9 Chữa ho suyễn nhiều đờm, tức ngực khó thở
Trần bì 12g, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 12g, xa tiền 12g, mía chẻ nhỏ 100g nấu với 300ml nước, sắc còn 100ml nước thuốc, chia nhiều lần uống trong ngày.
2.10 Trị ho mất tiếng
Trần bì 12g sắc với 200ml nước còn 100ml thêm đường đủ ngọt, chia uống nhiều lần trong ngày.
Là món ngon sau thời gian dài tích lũy, vỏ quýt tốt trải qua thăng trầm của thời gian càng có giá trị cao
3. Tác dụng của quýt trần bì qua 6 món ăn ngon
3.1 Gà hầm vỏ quýt trần bì lâu năm
Điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn
Nguyên liệu: Trần bì 3g (loại vỏ từ 3 tuổi trở lên), hồ tiêu 3g, riềng 6g, gà trống 1 con khoảng 1kg.
Cách làm:
Gà làm sạch, chặt miếng nhỏ, các vị thuốc cho vào túi vải xô.
Cho tất cả vào nồi, thêm nước, gia vị, đun nhỏ lửa, hầm nhừ.
Nguyên liệu: Trần bì 3g (loại vỏ từ 3 tuổi trở lên), hồ tiêu 3g, riềng 6g, gà trống 1 con khoảng 1kg.
Cách làm:
Gà làm sạch, chặt miếng nhỏ, các vị thuốc cho vào túi vải xô.
Cho tất cả vào nồi, thêm nước, gia vị, đun nhỏ lửa, hầm nhừ.
3.2 Cháo vỏ quýt trần bì
Chữa đầy bụng đau quặn, buồn nôn, nôn, ho có nhiều đờm.
Nguyên liệu: Trần bì 15 - 20g, gạo tẻ 150g
Cách làm:
Sắc hoặc hãm trần bì lấy nước.
Đem nước sắc được nấu với gạo thành cháo.
Khi ăn thêm chút đường, muối gia vị, tùy theo khẩu vị.
Nguyên liệu: Trần bì 15 - 20g, gạo tẻ 150g
Cách làm:
Sắc hoặc hãm trần bì lấy nước.
Đem nước sắc được nấu với gạo thành cháo.
Khi ăn thêm chút đường, muối gia vị, tùy theo khẩu vị.
3.3 Gà kho vỏ quýt trần bì hương phụ
Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng đau loét dạ dày, tá tràng, trướng bụng đầy hơi, đau vùng thượng vị, đau thần kinh liên sườn, đau tức vùng ngực.
Nguyên liệu: Thịt gà 800g, trần bì 20g, hương phụ (sao dấm) 15g
Cách làm:
Quýt trần bì, hương phụ nấu lấy nước, bỏ bã.
Thịt gà rửa sạch, chặt miếng.
Đem nước sắc kho với thịt gà đến khi cạn nước, cho thêm ít gừng tươi (đập vụn), hành, gia vị, đảo đều là được.
Nguyên liệu: Thịt gà 800g, trần bì 20g, hương phụ (sao dấm) 15g
Cách làm:
Quýt trần bì, hương phụ nấu lấy nước, bỏ bã.
Thịt gà rửa sạch, chặt miếng.
Đem nước sắc kho với thịt gà đến khi cạn nước, cho thêm ít gừng tươi (đập vụn), hành, gia vị, đảo đều là được.
3.4 Cháo quýt trần bì, phục linh, đại táo
Chữa tinh thần phân liệt, trầm uất, kích động trong bệnh tâm thần
Nguyên liệu: Gạo tẻ 100g, đại táo 10 quả, trần bì 10g, phục linh 15g.
Cách làm: Trần bì, phục linh gói trong vải xô, đem nấu cháo cùng gạo tẻ và đại táo.
Khi cháo chín nhừ, lấy bỏ gói dược liệu, chia 2 lần ăn trong ngày.
Nguyên liệu: Gạo tẻ 100g, đại táo 10 quả, trần bì 10g, phục linh 15g.
Cách làm: Trần bì, phục linh gói trong vải xô, đem nấu cháo cùng gạo tẻ và đại táo.
Khi cháo chín nhừ, lấy bỏ gói dược liệu, chia 2 lần ăn trong ngày.
3.5 Canh cá diếc vỏ quýt trần bì
Dùng cho các trường hợp viêm thần kinh hậu nhãn cầu, viêm võng mạc trung tâm có các biểu hiện thị lực giảm, có cảm giác ruồi bay và ám điểm trước mắt, đau đầu đau nhức mắt, buồn nôn nôn.
Nguyên liệu: Cá diếc (hoặc cá chép) 1 con (khoảng 500g), trần bì 12g, quyết minh tử 10g.
Cách làm:
Cá đánh vảy bỏ ruột.
Quýt trần bì, quyết minh tử gói trong vải xô cùng nấu với cá.
Khi cá chín nhừ lấy bỏ gói bã thuốc, thêm gia vị phù hợp.
Mỗi ngày cho ăn 1 lần, liên tục một đợt 5 - 10 ngày.
Nguyên liệu: Cá diếc (hoặc cá chép) 1 con (khoảng 500g), trần bì 12g, quyết minh tử 10g.
Cách làm:
Cá đánh vảy bỏ ruột.
Quýt trần bì, quyết minh tử gói trong vải xô cùng nấu với cá.
Khi cá chín nhừ lấy bỏ gói bã thuốc, thêm gia vị phù hợp.
Mỗi ngày cho ăn 1 lần, liên tục một đợt 5 - 10 ngày.
3.6 Gà hầm quýt trần bì nhục quế
Dùng cho bệnh chứng lưu đàm (tương đương các chứng bệnh lao xương, lao khớp).
Nguyên liệu: Gà 1 con, trần bì 10g, nhục quế 6g
Cách làm:
Gà làm sạch, chặt miếng.
Vỏ quýt rửa sạch thái mỏng.
Quế tán bột hoặc đập vụn.
Cho tất cả vào nồi, thêm nước, hầm chín, cho muối gia vị.
Ăn trong ngày, liên tục đợt 5 ngày.
Nguyên liệu: Gà 1 con, trần bì 10g, nhục quế 6g
Cách làm:
Gà làm sạch, chặt miếng.
Vỏ quýt rửa sạch thái mỏng.
Quế tán bột hoặc đập vụn.
Cho tất cả vào nồi, thêm nước, hầm chín, cho muối gia vị.
Ăn trong ngày, liên tục đợt 5 ngày.
Vỏ quýt trần bì 5 năm tuổi của Tôi Yêu Trà
4. Những lưu ý khi sử dụng vỏ quýt trần bì
Người âm hư ho khan không có đờm, thổ huyết không nên dùng vỏ quýt trần bì.
Chỉ nên sử dụng quýt trần bì đúng liều lượng vì việc dùng thuốc nhiều hơn sẽ không làm cải thiện tình trạng của bạn mà thậm chí còn có thể gây ra ngộ độc hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Nếu bạn sử dụng trong quá trình điều trị, quên sử dụng 1 lần uống thì hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu khi nhớ ra quá gần thời điểm uống trà tiếp theo thì dùng lần uống tiếp theo và bỏ qua lượt trà đã quên và không dùng thêm quýt để bù vào liều đã quên. Sau đó tiếp tục sử dụng đúng lịch trình.
Theo Đông y, trong một số trường hợp sử dụng vỏ quýt trần bì quá liều trong thời gian dài có thể gây hại đến nguyên khí. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường.
Chỉ nên sử dụng quýt trần bì đúng liều lượng vì việc dùng thuốc nhiều hơn sẽ không làm cải thiện tình trạng của bạn mà thậm chí còn có thể gây ra ngộ độc hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Nếu bạn sử dụng trong quá trình điều trị, quên sử dụng 1 lần uống thì hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu khi nhớ ra quá gần thời điểm uống trà tiếp theo thì dùng lần uống tiếp theo và bỏ qua lượt trà đã quên và không dùng thêm quýt để bù vào liều đã quên. Sau đó tiếp tục sử dụng đúng lịch trình.
Theo Đông y, trong một số trường hợp sử dụng vỏ quýt trần bì quá liều trong thời gian dài có thể gây hại đến nguyên khí. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường.
Tất cả nội dung sức khỏe trên toiyeutra.vn chỉ được cung cấp cho thông tin chung và không được coi là thay thế cho lời khuyên y tế của bác sĩ riêng của bạn hoặc bất kỳ chuyên gia chăm sóc sức khỏe nào khác. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về sức khỏe tổng quát của mình, bạn nên liên hệ với các bác sĩ của mình. Xem các điều khoản và điều kiện trang web của chúng tôi để biết thêm thông tin.