Cúc kim tiền - hoa thảo dược mặt trời
Cúc kim tiền còn gọi Cúc Souci hay Marigold, tên khoa học Calen -dula officinalis, thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cúc kim tiền, với những bông hoa màu vàng cam rực rỡ, được trồng rất phổ biến tại các khu vườn Âu châu từ thời cổ La Mã. Người La Mã đã biết dùng hoa cúc này làm trà, uống để trị nóng sốt, ép hoa lấy nước cốt để đắp trị mụn cóc, mụn chai. Hoa dùng trong mỹ phẩm, làm thuốc nhuộm và làm phẩm màu trong một số thực phẩm và món ăn…
Hoa Cúc kim tiền, theo nhà thực vật Culpeper, là cây thuốc của Mặt trời, vì hoa nở khi mặt trời mọc và khép lại khi mặt trời lặn.
Hoa Cúc kim tiền, theo nhà thực vật Culpeper, là cây thuốc của Mặt trời, vì hoa nở khi mặt trời mọc và khép lại khi mặt trời lặn.
Cây hoa Cúc Kim tiền trong tự nhiên
Một câu chuyện thần thoại của Hy Lạp chép rằng: Caltha, một thiếu nữ đã thầm yêu Thần Mặt trời Apollo, nhưng nàng đã bị tia nắng nung cháy... và từ nơi nàng tan biến đã mọc lên một bông hoa Marigold đơn độc… Và nỗi đau buồn liên kết với Marigold sẽ được giải tỏa nếu Marigold được bó chung với hoa Hồng… Bó hoa gồm Marigold và Hồng là biểu tượng cho một mối tình tuy buồn nhưng lại ngọt ngào!
Đặc tính trị liệu của Marigold đã được biết từ hàng chục thế kỷ trước. Cây được xem là một dược thảo “thần kỳ”. Tuy hoa có thể là biểu tượng cho nỗi ưu phiền, nhưng Culpeper và Gerard (hai nhà dược thảo học lừng danh) đã xem hoa như “niềm an ủi cho con tim và tinh thần”. Trong thời Trung cổ, St Hildegard và Albert “le Grand” đã dùng cây Marigold để trị các rối loạn đường ruột, tắc gan, côn trùng đốt hay cắn. Vào thế kỷ 16 và 17, trà pha từ Cúc kim tiền được dùng trị bệnh mắt, nhức đầu, vàng da và đau răng…
Đặc tính trị liệu của Marigold đã được biết từ hàng chục thế kỷ trước. Cây được xem là một dược thảo “thần kỳ”. Tuy hoa có thể là biểu tượng cho nỗi ưu phiền, nhưng Culpeper và Gerard (hai nhà dược thảo học lừng danh) đã xem hoa như “niềm an ủi cho con tim và tinh thần”. Trong thời Trung cổ, St Hildegard và Albert “le Grand” đã dùng cây Marigold để trị các rối loạn đường ruột, tắc gan, côn trùng đốt hay cắn. Vào thế kỷ 16 và 17, trà pha từ Cúc kim tiền được dùng trị bệnh mắt, nhức đầu, vàng da và đau răng…
Trà Cúc Kim tiền được ứng dụng từ những năm của thế kỉ 16, 17
Người Anh gọi cây là Marigold để chỉ sự kiện hoa được dùng trong các dịp lễ lạc tại nhà thờ, và một trong những hoa được tiến dâng cho Thánh mẫu Maria. Hoa được đính, kết thành vòng để nơi cửa, làm thành dây treo trong các ngày lễ Tháng Năm.
Tại châu Âu, cánh hoa phơi khô đã được dùng làm gia vị để thay thế cho Nghệ tây - Saffron (đầu nhị của cây Safran - Crocus sativus - đúng hơn là để giả Saffron, vì giá Saffron quá đắt).
Tại Việt Nam, Cúc kim tiền được du nhập, trồng làm cây cảnh tại Sapa, Đà Lạt và Tây Nguyên vì cây chỉ mọc tốt ở vùng có khí hậu mùa đông từ -21 đến +4 độ C.
Đặc tính thực vật
Chi Calendula có khoảng 30 loài, trong đó chỉ có Kim tiền thuốc (Calendula officinalis) là được trồng làm thuốc. Cây có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, phát triển trong vùng Balkans và trồng nhiều tại Đông Âu, Đức. Phần lớn cây dùng làm dược liệu được nhập từ Ai Cập, Ba Lan và Hungary.
Cúc kim tiền thuốc (Marigold), thân thảo, hằng niên, ít khi lưỡng niên, mọc cao 50 - 70 cm, thân cứng và phân nhánh nhiều. Lá phía dưới thân hình cái bay (thợ hồ) có cuống, trong khi đó các lá phía trên ngọn mọc cách, hình mũi mác hay bầu dục, dài 5 - 12 cm, có lông mềm ở cả hai mặt. Hoa hình đầu, khá lớn, đường kính 3 - 5 cm, phía giữa là các hoa hình ống, bao quanh là các hoa hình lưỡi, xếp thành vòng (ở dạng hoa kép: trong đầu hoa chỉ có hoa hình lưỡi và không có hoa hình ống). Màu hoa thay đổi từ vàng tươi lưu huỳnh, vàng đậm hay da cam. Bế quả cong hình lưỡi liềm.
Một số chủng được trồng làm hoa cảnh hay để cắt cành.
Tại châu Âu, cánh hoa phơi khô đã được dùng làm gia vị để thay thế cho Nghệ tây - Saffron (đầu nhị của cây Safran - Crocus sativus - đúng hơn là để giả Saffron, vì giá Saffron quá đắt).
Tại Việt Nam, Cúc kim tiền được du nhập, trồng làm cây cảnh tại Sapa, Đà Lạt và Tây Nguyên vì cây chỉ mọc tốt ở vùng có khí hậu mùa đông từ -21 đến +4 độ C.
Đặc tính thực vật
Chi Calendula có khoảng 30 loài, trong đó chỉ có Kim tiền thuốc (Calendula officinalis) là được trồng làm thuốc. Cây có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, phát triển trong vùng Balkans và trồng nhiều tại Đông Âu, Đức. Phần lớn cây dùng làm dược liệu được nhập từ Ai Cập, Ba Lan và Hungary.
Cúc kim tiền thuốc (Marigold), thân thảo, hằng niên, ít khi lưỡng niên, mọc cao 50 - 70 cm, thân cứng và phân nhánh nhiều. Lá phía dưới thân hình cái bay (thợ hồ) có cuống, trong khi đó các lá phía trên ngọn mọc cách, hình mũi mác hay bầu dục, dài 5 - 12 cm, có lông mềm ở cả hai mặt. Hoa hình đầu, khá lớn, đường kính 3 - 5 cm, phía giữa là các hoa hình ống, bao quanh là các hoa hình lưỡi, xếp thành vòng (ở dạng hoa kép: trong đầu hoa chỉ có hoa hình lưỡi và không có hoa hình ống). Màu hoa thay đổi từ vàng tươi lưu huỳnh, vàng đậm hay da cam. Bế quả cong hình lưỡi liềm.
Một số chủng được trồng làm hoa cảnh hay để cắt cành.
Thành phầnhóa học
Hoa chứa:
- Tinh dầu dễ bay hơi (0,2 - 0,3%) gồm phần lớn là các sesquiterpen, chất chính là alpha-cadinol (25%) và hơn 60 chất khác gồm T-cadinol, alpha và beta-jonon, beta-jonon-5,6-epoxid, dihydro actinidiolid.
- Các triterpen saponin (2 - 10%): 6 chất trong nhóm này thuộc loại mono và bidesmosid, được đặt tên là saponosid A đến F gồm một sườn chính loại oleanolic acid 3-O-beta-D-glucoronid.
- Các triterpen alcohol (dạng tự do và dạng ester hóa) đa số thuộc loại mono- và di-, triol của gamma-taraxen, taraxen-, lupen- và ursen, gồm cả khoảng 0,8% monol (alpha và beta-amyrin, lupeol, taraxasterol..), khoảng 4% diol (như faradiol, arnidiol ester) và các triol như heliantrol A, B và C…
- Sterin (0,06 - 0,08%) dưới dạng tự do hay ester và glucosid…
- Carotenoid (15 loại), nhiều nhất là zeaxanthin, citroxanthin, flavochrom, flavoxanthin tạo ra màu vàng cam tươi…
- Flavonoid (theo dược điển Âu châu, phải ít nhất là 0,4% tính theo hyperosid) như 3-O-glucosid, 3-O-neo-hesperidosid và rhamnosyl rutinosid, quercetin…
- Các Coumarin như scopoletin, umbelliferon, easculetin…
- Các sterol và acid béo như calendic acid.
Trong Calendula arvensis, thường được sử dụng tại Ý, các sesquiterpen glycosid và triterpenoid saponin được cô lập từ phần thân cây mọc trên mặt đất; trong số các sesquiterpen glycosid có các hợp chất epicubebol và alloaromadentol.
Ngoài ra trong rễ có insulin. Trong hột có 30,6 - 36,9% protein và 40,8 - 45,8% dầu béo.
Hoa chứa:
- Tinh dầu dễ bay hơi (0,2 - 0,3%) gồm phần lớn là các sesquiterpen, chất chính là alpha-cadinol (25%) và hơn 60 chất khác gồm T-cadinol, alpha và beta-jonon, beta-jonon-5,6-epoxid, dihydro actinidiolid.
- Các triterpen saponin (2 - 10%): 6 chất trong nhóm này thuộc loại mono và bidesmosid, được đặt tên là saponosid A đến F gồm một sườn chính loại oleanolic acid 3-O-beta-D-glucoronid.
- Các triterpen alcohol (dạng tự do và dạng ester hóa) đa số thuộc loại mono- và di-, triol của gamma-taraxen, taraxen-, lupen- và ursen, gồm cả khoảng 0,8% monol (alpha và beta-amyrin, lupeol, taraxasterol..), khoảng 4% diol (như faradiol, arnidiol ester) và các triol như heliantrol A, B và C…
- Sterin (0,06 - 0,08%) dưới dạng tự do hay ester và glucosid…
- Carotenoid (15 loại), nhiều nhất là zeaxanthin, citroxanthin, flavochrom, flavoxanthin tạo ra màu vàng cam tươi…
- Flavonoid (theo dược điển Âu châu, phải ít nhất là 0,4% tính theo hyperosid) như 3-O-glucosid, 3-O-neo-hesperidosid và rhamnosyl rutinosid, quercetin…
- Các Coumarin như scopoletin, umbelliferon, easculetin…
- Các sterol và acid béo như calendic acid.
Trong Calendula arvensis, thường được sử dụng tại Ý, các sesquiterpen glycosid và triterpenoid saponin được cô lập từ phần thân cây mọc trên mặt đất; trong số các sesquiterpen glycosid có các hợp chất epicubebol và alloaromadentol.
Ngoài ra trong rễ có insulin. Trong hột có 30,6 - 36,9% protein và 40,8 - 45,8% dầu béo.
Cúc Kim tiền sấy khô
Đặc tính dược học
Đa số các nghiên cứu khoa học về Cúc kim tiền được thực hiện tại Nga và các nước Đông Âu.
- Tác dụng trên hệ tiêu hóa:
Một nghiên cứu tại Bulgari năm 1984, trên 24 bệnh nhân bị viêm ruột kinh niên, không chuyên biệt, cho dùng một hỗn hợp dược thảo, chứa Calendula officinalis đưa đến kết quả 96% bệnh nhân khỏi bệnh. Hỗn hợp gồm Bồ công anh (Taraxacum officinale), cây Ban lủng (Hipericum perforatum), Tía tô (Melissa officinalis), Cúc kim tiền và Tiểu hồi (Foeniculum vulgare). Trong một nghiên cứu khác, cũng tại Bulgari, Cúc kim tiền được phối hợp với Confrey (Symphytum officinalis) và chất chống acid để trị 170 người bị loét tá tràng hay viêm ruột: kết quả ghi nhận 85 - 90% khỏi được đau bụng, đầy hơi…, 90% bệnh nhân khi nội soi để kiểm chứng, cho thấy vết loét đã lành hẳn (Vutr Boles Số 20 - 1981).
- Tác dụng kháng sinh:
Các saponin loại triterpenoid trong Cúc kim tiền có hoạt tính ức chế sự phát triển (thử trên môi trường cấy mô) của một số siêu vi khuẩn như virus Vesicular stomatis (VSV), Rhinovirus (HRV type 1 B). Hoạt tính này có thể do có cấu vòng cyclopropane của các hoạt chất (như các glycosid loại epicubebol và alloaromadendrol) (Journal of Natural Products Số 53-1990). Khi thử in vitro, phần tan trong dầu của một dịch chiết từ hoa cho thấy có khả năng chống HIV, tác dụng bảo vệ tế bào lympho của người chống lại sự nhiễm HIV và ức chế hoạt tính của sao chép ngược HIV-1 (Biomedicine Pharmacotherapie Số 51-1997).
- Hoạt tính chống viêm:
Hoạt tính chống viêm của Cúc kim tiền được cho là do ở các flavonoid glycosid có các aglycon loại quercetin và isorhamnetin. Các glycosid này có khả năng ức chế hoạt động của lipoxygenase, một enzym cần thiết trong tiến trình sưng viêm. Ba loại ester faradiol trích được từ đầu hoa cũng có hoạt tính chống sưng khi thử nghiệm trên các phản ứng gây phù tai chuột bằng dầu croton (Journal of Ethnophar macology Số 57-1997). Faradiol, khi so sánh với dạng ester, cho thấy có tác động hữu hiệu nhất, có thể tương đương với indomethacin.
- Khả năng chống đột biến gen:
Thử nghiệm in vitro cho thấy các saponin của Cúc kim tiền có hoạt tính chống đột biến. Các saponin này chặn được tác dụng gây đột biến của benzo (a)-pyren, của nước tiểu cô đặc lấy từ người hút thuốc (Mutagenesis Số 5-1990). Hoạt tính này tùy thuộc vào liều lượng sử dụng.
- Tác dụng chống ung thư:
Được nghiên cứu trên các môi trường. Theo German Commision E (Banz no.50, Published March 13, 1986) thì Calendula được dùng uống để trị các chứng sưng viêm thay đổi nơi màng nhày trong miệng và cổ họng; dùng ngoài da để giúp làm vết thương mau lành.
Liều lượng được khuyến cáo là: 3 - 6 gram hoa khô trong 1 ly nước sôi hay 1 - 2 muỗng cà phê (5 - 10 ml) thuốc rượu (tincture) cho mỗi 250 ml nước chín. Thuốc mỡ thoa được dùng với liều tương đương với 5 - 10 gram hoa khô trộn trong 100 gram tá dược.
Phương thức sử dụng trong dân gian các nước
Đa số các nghiên cứu khoa học về Cúc kim tiền được thực hiện tại Nga và các nước Đông Âu.
- Tác dụng trên hệ tiêu hóa:
Một nghiên cứu tại Bulgari năm 1984, trên 24 bệnh nhân bị viêm ruột kinh niên, không chuyên biệt, cho dùng một hỗn hợp dược thảo, chứa Calendula officinalis đưa đến kết quả 96% bệnh nhân khỏi bệnh. Hỗn hợp gồm Bồ công anh (Taraxacum officinale), cây Ban lủng (Hipericum perforatum), Tía tô (Melissa officinalis), Cúc kim tiền và Tiểu hồi (Foeniculum vulgare). Trong một nghiên cứu khác, cũng tại Bulgari, Cúc kim tiền được phối hợp với Confrey (Symphytum officinalis) và chất chống acid để trị 170 người bị loét tá tràng hay viêm ruột: kết quả ghi nhận 85 - 90% khỏi được đau bụng, đầy hơi…, 90% bệnh nhân khi nội soi để kiểm chứng, cho thấy vết loét đã lành hẳn (Vutr Boles Số 20 - 1981).
- Tác dụng kháng sinh:
Các saponin loại triterpenoid trong Cúc kim tiền có hoạt tính ức chế sự phát triển (thử trên môi trường cấy mô) của một số siêu vi khuẩn như virus Vesicular stomatis (VSV), Rhinovirus (HRV type 1 B). Hoạt tính này có thể do có cấu vòng cyclopropane của các hoạt chất (như các glycosid loại epicubebol và alloaromadendrol) (Journal of Natural Products Số 53-1990). Khi thử in vitro, phần tan trong dầu của một dịch chiết từ hoa cho thấy có khả năng chống HIV, tác dụng bảo vệ tế bào lympho của người chống lại sự nhiễm HIV và ức chế hoạt tính của sao chép ngược HIV-1 (Biomedicine Pharmacotherapie Số 51-1997).
- Hoạt tính chống viêm:
Hoạt tính chống viêm của Cúc kim tiền được cho là do ở các flavonoid glycosid có các aglycon loại quercetin và isorhamnetin. Các glycosid này có khả năng ức chế hoạt động của lipoxygenase, một enzym cần thiết trong tiến trình sưng viêm. Ba loại ester faradiol trích được từ đầu hoa cũng có hoạt tính chống sưng khi thử nghiệm trên các phản ứng gây phù tai chuột bằng dầu croton (Journal of Ethnophar macology Số 57-1997). Faradiol, khi so sánh với dạng ester, cho thấy có tác động hữu hiệu nhất, có thể tương đương với indomethacin.
- Khả năng chống đột biến gen:
Thử nghiệm in vitro cho thấy các saponin của Cúc kim tiền có hoạt tính chống đột biến. Các saponin này chặn được tác dụng gây đột biến của benzo (a)-pyren, của nước tiểu cô đặc lấy từ người hút thuốc (Mutagenesis Số 5-1990). Hoạt tính này tùy thuộc vào liều lượng sử dụng.
- Tác dụng chống ung thư:
Được nghiên cứu trên các môi trường. Theo German Commision E (Banz no.50, Published March 13, 1986) thì Calendula được dùng uống để trị các chứng sưng viêm thay đổi nơi màng nhày trong miệng và cổ họng; dùng ngoài da để giúp làm vết thương mau lành.
Liều lượng được khuyến cáo là: 3 - 6 gram hoa khô trong 1 ly nước sôi hay 1 - 2 muỗng cà phê (5 - 10 ml) thuốc rượu (tincture) cho mỗi 250 ml nước chín. Thuốc mỡ thoa được dùng với liều tương đương với 5 - 10 gram hoa khô trộn trong 100 gram tá dược.
Cúc Kim tiền được sử dụng trong dân gian với nhiều tính năng hữu ích
- Tại Trung Quốc: Calendula được gọi là Kim chân cúc, được dùng để trị chảy máu nơi chân răng. Hoa được xem là ăn được, dùng trị hiếm kinh, bặt kinh, kiết, nóng sốt, đau răng, đau bao tử.
- Tại Anh và Đức: hoa được xem là chất phụ gia cho thêm vào canh, nước xốt, nước hầm để tạo màu thay Nghệ tây. Lá hoa tươi trộn vào xà lách để có màu đẹp và vị đắng nhẹ. Lá có thể trộn thêm vào xà lách, tuy hơi cứng và chát.
- Về phương diện mỹ phẩm: dùng hoa pha thêm vào nước gội đầu giúp tóc mượt hơn. Calendula trộn chung với Dương cam cúc (Chamomile), Comfrey và Lavende để làm kem thoa da cho trẻ sơ sinh...
- Tại Anh và Đức: hoa được xem là chất phụ gia cho thêm vào canh, nước xốt, nước hầm để tạo màu thay Nghệ tây. Lá hoa tươi trộn vào xà lách để có màu đẹp và vị đắng nhẹ. Lá có thể trộn thêm vào xà lách, tuy hơi cứng và chát.
- Về phương diện mỹ phẩm: dùng hoa pha thêm vào nước gội đầu giúp tóc mượt hơn. Calendula trộn chung với Dương cam cúc (Chamomile), Comfrey và Lavende để làm kem thoa da cho trẻ sơ sinh...
Ds. Trần Việt Hưng
Ds. Phan Đức Bình