Những Loại Trà Của Mùa Thu, Uống Vừa Ngon Vừa Tốt Cho Sức Khỏe

Đầu thu, bạn đã biết uống trà gì chưa?
Đầu thu, bạn đã biết uống trà gì chưa?
 

Trà mùa thu là gì?

Trà mùa thu, như cái tên là loại trà thường được chế biến vào mùa thu. Thu đến, lượng mưa ít và khí hậu khô hơn, hương thơm của trà có thể được duy trì ở mức độ cao nhất trong quá trình sinh trưởng, thu hái và sản xuất. Khí hậu mùa thu tương đối ôn hòa, trời cao trong lành, nhiều nắng. Ở nhiệt độ sấy lạnh, chất lượng bên trong của chè có thể được giữ nguyên vẹn ở mức độ cao nhất, chè ít nước và cũng thơm hơn. Đồng thời, cây trà cổ thụ mùa thu chứa nhiều chất hơn các loại trà khác. Hương vị đặc sắc, mùi thơm lâu, hòa quyện, vị ngọt đậm lại kéo dài, giá trị sau chuyển hóa lại càng cao.

Dựa vào sự thay đổi theo mùa và khoảng thời gian lên chồi mới của cây chè thì có thể chia thành trà xuân, trà hè và trà thu. Trong đó trà xuân có hương vị ngon và rất được săn đón, còn trà thu có vị nằm giữa trà xuân và trà hè. Mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu nhưng lại rất phong phú.

Ngoài ra, trà mùa thu có cái tên rất tao nhã mà Tôi Yêu Trà thường gọi là “Chè hoa thung”, bởi người hái chè mùa thu thì tình cờ gặp hương hoa thung lũng và hạt chín nên còn được gọi là “Chè hoa thung” (trà hoa thung lũng)

Mặc dù, so với trà xuân, trà thu ít hàm lượng dinh dưỡng hơn nhưng nó chỉ đứng sau trà xuân. Nhờ yếu tố khí hậu, các chất thơm trong trà mùa thu như trà Phổ Nhĩ (Pu’er) được giữ lại tốt hơn trà xuân.

Sau đầu thu, khí hậu hanh khô, đêm mát nhưng nhiệt độ ban ngày vẫn cao. Theo nguyên tắc: “hanh khô là dưỡng ẩm”, ta nên dùng các loại thực phẩm dưỡng âm, dưỡng ẩm, thanh nhiệt để an thần, tránh khát. Độ ẩm trong không khí cũng giảm xuống, khô hơn, chính vì thế, uống trà mỗi ngày các tác dụng kịp thời bổ sung lượng nước và vitamin cần thiết cho cơ thể. Vậy loại trà nào phù hợp khi trời lập thu?
 

Vào lập thu, bạn có thể uống các loại trà sau:

Trà Phổ Nhĩ Quýt hay còn gọi trà Tiểu Thanh Cam

Vào mùa thu, cơ thể dễ xảy ra “phế khí, tổn thương thân thể”, xuất phát từ phổi mà ra. Nếu phổi không được dưỡng khí tốt sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường ruột và hô hấp. Vì thế, để tránh hanh khô và phòng phế khí, ta phải dưỡng ẩm cho phổi.
 
trà tiểu thanh cam
Trà Phổ Nhĩ Quýt hay còn gọi trà Tiểu Thanh Cam

Loại trà được gợi ý nhiều nhất là trà Tiểu Thanh Cam. Vỏ quýt trong trà có tính ôn, có tác dụng dưỡng âm, dưỡng phổi và điều hòa ga khí, dưỡng dạ dày. Mùi hương thơm nồng nhưng thanh tao sẽ khiến tâm trạng bạn sảng khoái, thông suốt, vui vẻ.
 

Trà Phổ Nhĩ Chín

Bạn cũng nên uống trà Phổ Nhĩ chín vào đầu mùa thu. Trà Phổ Nhĩ chín có nồng độ thích hợp sẽ kích thích dạ dày và đường ruột. Hương vị dịu dàng, ngọt, dẻo sẽ nuôi dưỡng, bảo vệ và làm ấm dạ dày, hạn chế nóng nực, cáu gắt cho cơ thể.
 
Bạn cũng nên uống trà Phổ Nhĩ chín vào đầu mùa thu.
Bạn cũng nên uống trà Phổ Nhĩ chín vào đầu mùa thu. 
 

Trà Ô long

Như câu nói: “Mùa xuân uống trà hoa, mùa hạ xuống trà xanh, mùa thu thanh trà, mùa đông hồng trà”. Thanh trà là trà Ô long, rất hợp với mùa thu. Cơ thể và độ ẩm vào đầu thu vẫn chưa khôi phục lại trạng thái cân bằng do còn nhiệt dự chưa tan lại gặp không khí khô, thời tiết mát. Trà Ô long có tính ấm vừa phải, không lạnh, không nóng, có thể dưỡng ẩm cho da, giữ ẩm cổ họng, thanh nhiệt cơ thể. Từ đó có tác dụng làm hết khô da và tăng cường độ ẩm.

Bạn có thể chọn trà như: trà Thiết Quan Âm đến từ núi A Lý Sơn hay Phúc Kiến, hoặc Trà Đại Hồng Bào, Phượng Hoàng Đơn Tùng… đều là trà ô long có hương thơm mạnh mẽ. Thêm vào đó là hương hoa cỏ, trái cây, dự vị ngọt ngào… tất cả khiến người ta mê mẩn dù ngửi hay uống.

Khi uống trà Ô long, lưu ý không uống nước trà sau khi để nguội.
 --
Để hiểu thêm về văn hóa thưởng trà và các loại trà ngon, mời các bạn xem thêm trong phần Tin tức trên website Tôi Yêu Trà. Giới thiệu những kiến ​​thức uống trà chuyên nghiệp nhất và chia sẻ văn hóa uống trà truyền thống mỗi ngày!
Minh Khuê
 
 

© Bản quyền thuộc về Tôi Yêu Trà

Địa chỉ: Tòa CT14A1, KĐT. Ciputra, Võ Chí Công, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội.

loading